Xuất tinh ra máu
Xuất tinh ra máu (XTRM) là hiện tượng trong tinh dịch có lẫn máu, có thể dễ phát hiện khi dùng bao cao su, xuất tinh ngoài âm đạo hay khi thủ dâm. Tinh dịch khi xuất ra thường có lẫn máu màu đỏ tươi, màu nâu hoặc màu gỉ sắt.
Vì sao gặp ở nam giới trẻ?
Nguyên nhân của tình trạng XTRM có thể do tắc túi tinh hoặc các nang túi tinh gây căng giãn túi tinh, lâu ngày làm đứt vỡ các mạch máu dưới thành niêm mạc túi tinh. Hoặc do nguyên nhân từ các loại ung thư như ung thư tuyến tiền liệt, ung thư tinh hoàn, ung thư đường dẫn tinh. Các thủ thuật như sinh thiết tuyến tiền liệt qua trực tràng, chạy xạ trong điều trị ung thư. Các bệnh toàn thân như rối loạn đông máu, bệnh ưa chảy máu, xơ gan, viêm gan hay do giãn tĩnh mạch niệu đạo (trường hợp này trong tinh dịch thường không lẫn máu mà chỉ đái máu một bãi sau cương dương vật).
Xuất tinh ra máu và thuốc chữa
Nguy cơ xuất tinh ra máu sau khi say xỉn là rất cao.
XTRM ở người trẻ tuổi thông thường là lành tính, tự khỏi nhưng thường hay tái phát. Nó có liên quan đến thói quen sinh hoạt tình dục nhiều hơn là tình trạng bệnh lý. Ở nam giới trẻ tuổi thường có thói quen kìm hãm xuất tinh khi quan hệ để thể hiện “bản lĩnh” của mình, mỗi lần kìm hãm như thế khiến túi tinh tăng áp lực, nhiều lần như vậy đã làm tổn thương các mạch máu túi tinh gây giãn, vỡ mạch máu. Ngoài ra, qua thực tế khám bệnh chúng tôi nhận thấy trong số các bệnh nhân nam trẻ tuổi đến khám vì XTRM thì có đến 80% trong số đó tình trạng XTRM xảy ra sau một trận say xỉn. Vấn đề này được giải thích như sau, khi uống một nồng độ rượu cao vào người làm toàn bộ mạch máu của cơ thể bị giãn rất nhiều, trong đó có mạch máu vùng túi tinh, đồng thời nồng độ cồn cao trong máu đã ức chế tế bào thần kinh trung ương làm nó bị trơ và không đáp ứng với các kích thích tình dục, vì lâu không đạt được khoái cảm nên các đấng mày râu vẫn “hùng hục làm việc”, khi đó túi tinh phải bóp nhiều đến một lúc nào đó áp lực trong túi tinh tăng lên cao làm vỡ các mạch máu (vốn đang bị giãn do rượu) gây hiện tượng XTRM. Tổn thương niêm mạc đường ống dẫn tinh là cơ hội để các vi khuẩn xâm nhập và gây viêm. Quá trình viêm gây kích thích niêm mạc dẫn đến hiện tượng sung huyết và phù nề các ống tuyến của đường ống dẫn tinh, túi tinh, tuyến tiền liệt mà hậu quả là tình trạng xuất tinh ra máu ngày càng nặng nề hơn. Vi khuẩn gây viêm thường gặp là Enterrobacteria (chủ yếu là E.coli), Chlamydia, vi khuẩn gram dương, trực khuẩn lao và một số loại viut.
Chọn lựa thuốc chữa
Trường hợp có viêm và nhiễm khuẩn thì điều trị kháng sinh theo kháng sinh đồ là lý tưởng nhất. Nếu không có kháng sinh đồ thì có thể điều trị theo kháng sinh kinh nghiệm, lựa chọn những kháng sinh nào có phổ tác dụng đối với họ Enterobacteria, đặc biệt ở người trẻ, thuốc phải có tác dụng với cả Chlamydia. Trên thực tế lâm sàng thường dùng kháng sinh nhóm quinolon như: levofloxacin, norfloxacin, ciprofloxacin,… Tùy tình trạng bệnh lý mà có thể dùng thuốc từ 2 tuần đến 1 tháng. Một số tác dụng phụ gặp phải khi dùng thuốc như nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ, buồn nôn, đau xương khớp, giảm tiểu cầu,… Nếu không có nhóm quinolon thì có thể thay thế bằng kháng sinh metronidazone, trimethoprim, kết hợp cùng nhóm doxycyclin để điều trị nhiễm Chlamydia kết hợp.
Ngoài việc dùng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn cần phối hợp các thuốc chống viêm, giảm phù nề: alphachoay (alpha chymotrypsin) điều trị trong 2 – 3 tuần và thuốc cầm máu transamin, dùng đường uống hoặc tiêm trong 5 – 10 ngày đầu điều trị.
Nhóm thuốc có tác dụng trên tuần hoàn tĩnh mạch như diosmin – hesperidin (daflon) cũng có hiệu quả trong điều trị. Tại tĩnh mạch, thuốc có tác dụng làm giảm tính căng giãn của tĩnh mạch và làm giảm sự ứ trệ tuần hoàn tĩnh mạch. Tại vi tuần hoàn, thuốc có tác dụng làm bình thường hóa tính thấm mao mạch và tăng sức bền thành mạch. Vì thế, thuốc có tác dụng trên mạch máu bị căng giãn, thành mạch kém bền. Thuốc dùng kéo dài 1 – 2 tháng với liều tấn công trong 2 tuần, sau đó dùng liều duy trì. Có thể kết hợp cùng rutin C trong mục đích làm tăng cường sức bền thành mạch. Một số tác dụng phụ gặp phải khi dùng nhóm thuốc này như rối loạn tiêu hóa, rối loạn thần kinh thực vật nhẹ.
Nếu nguyên nhân XTRM do lao cần điều trị theo phác đồ chống lao.
XTRM trong các trường hợp tắc túi tinh, sỏi túi tinh, giãn tĩnh mạch niệu đạo, ung thư… cần can thiệp ngoại khoa.
Trong thời gian điều trị, bệnh nhân không được quan hệ tình dục hoặc tự ý xuất tinh ra để kiểm tra, điều đó sẽ làm nặng thêm tình trạng tổn thương mạch máu và khiến bệnh dai dẳng hơn. Thói quen kìm hãm xuất tinh hay uống bia rượu nhiều trước quan hệ tình dục không chỉ gây ra tình trạng XTRM mà còn là nguyên nhân của một số rối loạn tình dục như xuất tinh muộn, xuất tinh ngược dòng, giao hợp không xuất tinh, giảm ham muốn tình dục,… vì thế bạn nên từ bỏ thói quen không tốt này.
BS. Nguyễn Thị Hương
Theo Sức khỏe & Đời sống
Xuất tinh ra máu (XTRM) là hiện tượng trong tinh dịch có lẫn máu, có thể dễ phát hiện khi dùng bao cao su, xuất tinh ngoài âm đạo hay khi thủ dâm. Tinh dịch khi xuất ra thường có lẫn máu màu đỏ tươi, màu nâu hoặc màu gỉ sắt.
Vì sao gặp ở nam giới trẻ?
Nguyên nhân của tình trạng XTRM có thể do tắc túi tinh hoặc các nang túi tinh gây căng giãn túi tinh, lâu ngày làm đứt vỡ các mạch máu dưới thành niêm mạc túi tinh. Hoặc do nguyên nhân từ các loại ung thư như ung thư tuyến tiền liệt, ung thư tinh hoàn, ung thư đường dẫn tinh. Các thủ thuật như sinh thiết tuyến tiền liệt qua trực tràng, chạy xạ trong điều trị ung thư. Các bệnh toàn thân như rối loạn đông máu, bệnh ưa chảy máu, xơ gan, viêm gan hay do giãn tĩnh mạch niệu đạo (trường hợp này trong tinh dịch thường không lẫn máu mà chỉ đái máu một bãi sau cương dương vật).
Xuất tinh ra máu và thuốc chữa
Nguy cơ xuất tinh ra máu sau khi say xỉn là rất cao.
XTRM ở người trẻ tuổi thông thường là lành tính, tự khỏi nhưng thường hay tái phát. Nó có liên quan đến thói quen sinh hoạt tình dục nhiều hơn là tình trạng bệnh lý. Ở nam giới trẻ tuổi thường có thói quen kìm hãm xuất tinh khi quan hệ để thể hiện “bản lĩnh” của mình, mỗi lần kìm hãm như thế khiến túi tinh tăng áp lực, nhiều lần như vậy đã làm tổn thương các mạch máu túi tinh gây giãn, vỡ mạch máu. Ngoài ra, qua thực tế khám bệnh chúng tôi nhận thấy trong số các bệnh nhân nam trẻ tuổi đến khám vì XTRM thì có đến 80% trong số đó tình trạng XTRM xảy ra sau một trận say xỉn. Vấn đề này được giải thích như sau, khi uống một nồng độ rượu cao vào người làm toàn bộ mạch máu của cơ thể bị giãn rất nhiều, trong đó có mạch máu vùng túi tinh, đồng thời nồng độ cồn cao trong máu đã ức chế tế bào thần kinh trung ương làm nó bị trơ và không đáp ứng với các kích thích tình dục, vì lâu không đạt được khoái cảm nên các đấng mày râu vẫn “hùng hục làm việc”, khi đó túi tinh phải bóp nhiều đến một lúc nào đó áp lực trong túi tinh tăng lên cao làm vỡ các mạch máu (vốn đang bị giãn do rượu) gây hiện tượng XTRM. Tổn thương niêm mạc đường ống dẫn tinh là cơ hội để các vi khuẩn xâm nhập và gây viêm. Quá trình viêm gây kích thích niêm mạc dẫn đến hiện tượng sung huyết và phù nề các ống tuyến của đường ống dẫn tinh, túi tinh, tuyến tiền liệt mà hậu quả là tình trạng xuất tinh ra máu ngày càng nặng nề hơn. Vi khuẩn gây viêm thường gặp là Enterrobacteria (chủ yếu là E.coli), Chlamydia, vi khuẩn gram dương, trực khuẩn lao và một số loại viut.
Chọn lựa thuốc chữa
Trường hợp có viêm và nhiễm khuẩn thì điều trị kháng sinh theo kháng sinh đồ là lý tưởng nhất. Nếu không có kháng sinh đồ thì có thể điều trị theo kháng sinh kinh nghiệm, lựa chọn những kháng sinh nào có phổ tác dụng đối với họ Enterobacteria, đặc biệt ở người trẻ, thuốc phải có tác dụng với cả Chlamydia. Trên thực tế lâm sàng thường dùng kháng sinh nhóm quinolon như: levofloxacin, norfloxacin, ciprofloxacin,… Tùy tình trạng bệnh lý mà có thể dùng thuốc từ 2 tuần đến 1 tháng. Một số tác dụng phụ gặp phải khi dùng thuốc như nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ, buồn nôn, đau xương khớp, giảm tiểu cầu,… Nếu không có nhóm quinolon thì có thể thay thế bằng kháng sinh metronidazone, trimethoprim, kết hợp cùng nhóm doxycyclin để điều trị nhiễm Chlamydia kết hợp.
Ngoài việc dùng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn cần phối hợp các thuốc chống viêm, giảm phù nề: alphachoay (alpha chymotrypsin) điều trị trong 2 – 3 tuần và thuốc cầm máu transamin, dùng đường uống hoặc tiêm trong 5 – 10 ngày đầu điều trị.
Nhóm thuốc có tác dụng trên tuần hoàn tĩnh mạch như diosmin – hesperidin (daflon) cũng có hiệu quả trong điều trị. Tại tĩnh mạch, thuốc có tác dụng làm giảm tính căng giãn của tĩnh mạch và làm giảm sự ứ trệ tuần hoàn tĩnh mạch. Tại vi tuần hoàn, thuốc có tác dụng làm bình thường hóa tính thấm mao mạch và tăng sức bền thành mạch. Vì thế, thuốc có tác dụng trên mạch máu bị căng giãn, thành mạch kém bền. Thuốc dùng kéo dài 1 – 2 tháng với liều tấn công trong 2 tuần, sau đó dùng liều duy trì. Có thể kết hợp cùng rutin C trong mục đích làm tăng cường sức bền thành mạch. Một số tác dụng phụ gặp phải khi dùng nhóm thuốc này như rối loạn tiêu hóa, rối loạn thần kinh thực vật nhẹ.
Nếu nguyên nhân XTRM do lao cần điều trị theo phác đồ chống lao.
XTRM trong các trường hợp tắc túi tinh, sỏi túi tinh, giãn tĩnh mạch niệu đạo, ung thư… cần can thiệp ngoại khoa.
Trong thời gian điều trị, bệnh nhân không được quan hệ tình dục hoặc tự ý xuất tinh ra để kiểm tra, điều đó sẽ làm nặng thêm tình trạng tổn thương mạch máu và khiến bệnh dai dẳng hơn. Thói quen kìm hãm xuất tinh hay uống bia rượu nhiều trước quan hệ tình dục không chỉ gây ra tình trạng XTRM mà còn là nguyên nhân của một số rối loạn tình dục như xuất tinh muộn, xuất tinh ngược dòng, giao hợp không xuất tinh, giảm ham muốn tình dục,… vì thế bạn nên từ bỏ thói quen không tốt này.
BS. Nguyễn Thị Hương
Theo Sức khỏe & Đời sống